CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN LÀ GÌ?

 

Chủ đầu tư dự án bất động sản chính là những người hay các tổ chức đầu tư sở hữu vốn hoặc được giao vốn để có thể tiến hành xây dựng các dự án hay các công trình khác nhau. Họ cũng chính là người phải chịu trách nhiệm toàn toàn về tiến độ, chất lượng cũng như hiệu quả đầu tư của bất kể công trình xây dựng. 

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng phải là người luôn tuân thủ theo các quy định pháp luật trong quá trình triển khai dự án. Đồng thời cũng phải khắc phục những hậu quả của dự án nếu nó có xảy ra.

Trong quá trình thi công xây dựng, họ cũng được quyền cho dừng thi công và yêu cầu phải khắc phục hậu quả nếu nhà thầu thi công vi phạm về các quy định về an toàn, chất lượng công trình hay về vấn đề vệ sinh môi trường.

chủ đầu tư bất động sản uy tín

Vai trò và trách nhiệm của phía chủ đầu tư

Xét trên khía cạnh thực tế mà nói, thì vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án bất động sản còn phụ thuộc khá nhiều vào loại hình dự án mà họ đang giữ. Mặc dù, họ là người chịu sự chi phối từ những người quyết định đầu tư. Nhưng trong quá trình quản lý dự án, thì họ vẫn giữ được vai trò rất quan trọng.

Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.

– Ký kết hợp đồng với các nhà thầu bất động sản.

– Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu.

– Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng…

Vai trò của CĐT

Vai trò của CĐT trước tiên hết là phải có đủ khả năng để tổ chức tư vấn cũng như quản lý cho mọi mặt của dự án thay cho người quyết định đầu tư. Điều này cũng có nghĩa nếu chủ đầu tư không có đủ năng lực thì sẽ nhanh chóng bị sa thải. Ngoài ra, phía CĐT cũng phải thường xuyên giám sát công trình. Cũng như kiểm tra các tiêu chuẩn thi công và công tác thiết kế. 

năng lực của chủ đầu tư

Chủ đầu tư phải là người thực sự có năng lực

Trách nhiệm của phía CĐT

  • Chủ đầu tư dự án bất động sản cũng cần đầu tư cho việc xây dựng, kinh doanh và quản lý khai thác dự án bất động theo đúng như quy định của pháp luật đã đưa ra. 
  • Chủ đầu tư chỉ được phép bàn giao công trình hay nhà ở cho phía khách hàng khi đã hoàn thành xong mọi công việc xây dựng nhà theo tiến độ trong dự án đã được phê duyệt trước đó. Điều này giúp kết với hệ thống hạ tầng chung của khu vực. Ví dụ, trong trường hợp bàn giao công trình xây dựng thô hay bàn giao nhà thì chắc chắn phải hoàn thành xong phần mặt ngoài của công trình.
  • Bảo đảm cho nguồn tài chính để có thể thực hiện các dự án theo đúng như tiến độ đã được phê duyệt
  • Không được phép ủy quyền cho một bên tham gia đầu tư, liên kết, góp vốn, liên doanh hay hợp tác kinh doanh thực hiện ký hợp đồng mua bán, cho thuê mua bất động sản và chuyển nhượng.
  • Kể từ ngày bàn giao nhà tính tới trong thời hạn 50 ngày. Nếu công trình xây dựng cho người mua hoặc tính đến ngày hết hạn thuê mua. Bắt buộc phải làm thủ tục để cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cũng như các tài sản khác gắn liền với đất.

Quyền hạn của chủ đầu tư

Chủ đầu tư có quyền thẩm định cũng như phê duyệt các ý tưởng thiết kế và dự trù kinh khí. Tiếp đó, phía CĐT cũng phê duyệt các kế hoạch đấu thầu và việc làm hồ sơ dự thầu hay mời thầu. 

Thực hiện đánh giá nhà thầu cũng như thông báo kết quả đấu thầu theo quy định đối với các công trình không sử dụng vốn nhà nước. Sau khi đã có kết quả đưa ra, phía CĐT dự án bất động sản sẽ ký kết hợp đồng với nhà thầu. Rồi sau đó bắt tay vào quá trình thi công xây dựng. 

Khi công trình đã hoàn thành, phía CĐT sẽ bắt tay vào quy trình nghiệm thu để sẵn sàng đưa vào khai thác, sử dụng. Đồng thời, CĐT bất động sản cũng cần thanh toán các khoản chi phí còn lại cho bên nhà thầu theo đúng với cam kết trong hợp đồng đã đưa ra trước đó.

Chủ đầu tư cũng có một số quyền hạn mà họ có thể làm

Quy định về chủ đầu tư bất động sản

Thứ nhất: Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc nước ngoài. Chủ đầu tư là tổ chức, cơ quan được người quyết định đầu tư giao cho sử dụng, quản lý vốn để tiến hành thi công xây dựng.

Thứ hai: Trường hợp dự án sử dụng vốn vay để hình thành. Chủ đầu tư sẽ là cá nhân, tổ chức, cơ quan vay vốn để đầu tư xây dựng.

Thứ ba: Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng đối tác công tư. Chủ đầu tư sẽ là doanh nghiệp dự án và do nhà đầu tư thỏa thuận lập thành theo quy định của pháp luật.

Thứ tư: Dự án không thuộc các đối tượng được quy định trên. Chủ đầu tư sẽ chính là cá nhân, tổ chức sở hữu vốn.

Hy vọng với những thông tin mà Mạnh Cường đã chia sẻ trên đây, các bạn có lẽ cũng đã hiểu hơn phần nào về khái niệm chủ đầu tư là gì. Cũng như vai trò và trách nhiệm của họ trong mọi dự án bất động sản.

Không có bài viết để hiển thị

Bài Viết Mới
Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay